Mục Lục
1. Khả năng tương tác của một mạng blockchain (Blockchain Interoperability) là gì ?
Định nghĩa: Là khả năng chia sẻ thông tin giữa các mạng blockchain khác nhau
Đã 10 năm kể từ khi mạng Bitcoin-mạng blockchain đầu tiên hoạt động. Hiện tại, công nghệ đã tiếp cận người dùng phổ thông và một số lượng lớn các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ bắt đầu đánh giá lợi ích của việc sử dụng blockchain trong các lĩnh vực – từ nông nghiệp, bất động sản đến chăm sóc sức khỏe và bỏ phiếu.
Mỗi năm có hàng chục dự án mới ra đời, cạnh tranh với nhau với một mục đích vô ích là phát triển blockchain “tốt nhất”. Thông thường, họ sẽ phát ngôn rằng sản phẩm của họ đã sẵn sàng chạy phục vụ cho người dùng, sản phẩm của họ an toàn, có thể mở rộng và nhanh hơn các đối thủ khác. Chúng ta không biết các tuyên bố của họ có đúng hay không, nhưng các dự án đó là một mạng blockchain độc lập, không có tính tương tác (lời người dịch: tương tác với các mạng blockchain khác). Xu hướng này kéo theo hàng loạt các hệ sinh thái khác nhau, hàm băm, mô hình đồng thuận và cộng đồng người dùng của riêng họ. Kết quả là, không gian blockchain ngày càng trở nên tồi tệ và khái niệm cốt lõi của nó – ý tưởng về mạng phân tán – không thực sự đúng như ban đầu.You Might Be Interested In
- Cardano hợp tác với Chainlink
Hiện tại, một mạng blockchain bất kỳ không hề có “nhận thức” về thông tin có thể tồn tại trong một mạng blockchain khác. Ví dụ: mạng Bitcoin tồn tại hoàn toàn độc lập với mạng Ethereum – theo nghĩa là nó không biết về bất kỳ thông tin nào được ghi lại ở đó – và ngược lại. Các dự án hoàn toàn phát triển dựa trên các mạng blockchain tách biệt với nhau, mặc dù tồn tại trong cùng một ngành và hoạt động với cùng một công nghệ.
Công ty phát triển lấy Ethereum làm trung tâm, ConsenSys đã mô tả hiện tượng này là “sự lây nhiễm” của ngành công nghiệp tiền điện tử, vì nó liên quan đến “một loạt các hệ thống không được kết nối hoạt động song song với nhau – khi đối mặt với cạnh tranh và áp lực thương mại.” Quay lại định nghĩa về khả năng tương tác của mạng blockchain là khả năng trao đổi dữ liệu giữa các mạng blockchain khác nhau một cách liền mạch, như thể không có ranh giới.
2. Tại sao khả năng tương tác của mạng blockchain lại quan trọng ?
Vì: Để có thể áp dụng công nghệ blockchain rộng rãi và để blockchain phát triển hơn nữa.
Bởi vì không gian tiền điện tử đã trở nên cạnh tranh cao, một số dự án có xu hướng nỗ lực rất nhiều để các giao dịch trong mạng của họ nhanh hơn của đối thủ thay vì tập trung vào cơ sở hạ tầng chung. Cuộc đua về khả năng mở rộng (scalability) là một ví dụ. Mạng Bitcoin chỉ có thể xử lý 7 giao dịch mỗi giây (TPS) – các dự án blockchain mới bây giờ có thể đạt tới 40000 TPS .
Số giao dịch chịu tải của Visa là khoảng 24000 TPS (chịu được 24 nghìn giao dịch một giây), mặc dù thực tế tải trung bình chỉ là 1700 giao dịch mỗi giây. Bất kỳ blockchain nào, ngay cả với Bitcoin, còn lâu mới đánh bại được Visa về mức độ số lượng giao dịch/giây này – do đó, 40000 TPS có thể được coi là một chút gì đó “hơi quá”.
Không công ty nào muốn xử lý các khoản thanh toán của mình bằng blockchain, bất kể khả năng mở rộng như thế nào, nếu cơ sở hạ tầng tổng thể không tương thích và an toàn. Mặc dù thông số giao dịch/giây của các mạng blockchain có thể tốt hơn Visa, nhưng nó sẽ không được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như Visa nếu nó vẫn bị cô lập. Trong khi đó, các thẻ tín dụng (ví dụ: Visa, MasterCard , American Express, v.v.) có thể tương tác giữa các đơn vị chấp nhận thẻ và ATM trên toàn thế giới.
Tương tự, internet cho phép truy cập và sửa đổi nhiều bộ dữ liệu thông qua các API. Nếu nó không có khả năng tương tác, nó sẽ không thể phát triển thành như ngày nay – một mạng internet thực sự toàn cầu và dễ sử dụng. Điều tương tự cũng áp dụng cho các blockchain. Các mạng blockchain cần phải chứng tỏ rằng chúng có thể làm việc với nhau một cách liền mạch.
3. Ví dụ về lý do tại sao khả năng tương tác của mạng blockchain lại quan trọng ?
Ví dụ: Chăm sóc sức khỏe và hồ sơ bệnh án.
Hãy tưởng tượng một thế giới nơi blockchain thực sự được áp dụng hàng loạt. Mọi công ty đều sử dụng blockchain để lưu trữ dữ liệu. Bây giờ, tình huống sau xảy ra: Một người cần nhập viện và trong khi họ đang được vận chuyển trên xe cấp cứu, bệnh viện yêu cầu hồ sơ y tế của họ từ phòng khám nơi người này đăng ký để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Tuy nhiên, hóa ra phòng khám sử dụng một blockchain khác và mạng này không tương thích với mạng blockchain của bệnh viện. Do đó, bệnh viện không thể truy cập vào hồ sơ của bệnh nhân. Trong khi đó, đồng hồ đang tích tắc và từng giây bây giờ đều rất quan trọng.
Rất may, điều này sẽ không bao giờ xảy ra: Không bệnh viện nào lại chọn một blockchain nếu nó là một blockchain bị cô lập. Điều này cũng áp dụng cho các ngành khác như bất động sản, kiểm toán, hậu cần, v.v. Không thể áp dụng hàng loạt nếu không có khả năng tương tác giữa các mạng blockchain khác nhau.
4. Làm thế nào để các mạng blockchain có thể tương tác được với nhau?
Có các phương pháp khác nhau: cross-chain, sidechains, proxy token, swap, v.v.
Việc kết nối các blockchains hiện tại với nhau không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Theo nghiên cứu của ConsenSys về chủ đề này, “thương mại hóa thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới, khuyến khích các nhà phát triển và doanh nhân xây dựng các hệ thống hoạt động tốt nhất cho khách hàng của họ.” Do đó, khả năng tương tác mã nguồn mở bị bỏ qua và hầu hết các blockchain không có tính năng tích hợp nào hỗ trợ nó.
Tuy nhiên, một số dự án blockchain đã tập trung vào khả năng tương tác, sử dụng các cách tiếp cận khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ:
Polkadot
Polkadot sử dụng công nghệ cross-chain. Về cơ bản, nó cho phép các blockchain khác nhau kết nối vào một hệ sinh thái lớn hơn, được tiêu chuẩn hóa. Nó được thành lập bởi Gavin Wood, người đồng sáng lập Ethereum.
Về mặt kỹ thuật, Polkadot bao gồm các parachains (tức là các blockchains song song xử lý các giao dịch và chuyển chúng sang blockchain ban đầu), một chain trung chuyển (tức là một thành phần trung tâm kết nối các parachains và đảm bảo tính bảo mật của chúng) và các cầu nối Polkadot với các blockchains bên ngoài .
Cosmos
Cosmos cũng tuân theo nguyên tắc cross-chain. Cụ thể, nó sử dụng một giao thức truyền thông liên blockchain (inter-blockchain communication IBC) để thiết lập khả năng tương tác của blockchain. Nó đóng vai trò như một giao thức truyền tin giống TCP/IP cho các blockchains. Vì các blockchain được thành lập khác nhau (như Bitcoin) không hỗ trợ IBC theo thiết kế, nên Cosmos sử dụng cái gọi là “vùng chốt” (peg zones) để kết nối chúng với “Cosmos Hub” – một blockchain “đầu tàu” liên kết tất cả các khu vực với nhau và điều phối thông tin liên lạc giữa chúng thông qua các ngôn ngữ chuẩn hóa.
Tuy nhiên, Cosmos-Hub là một phần của hệ sinh thái liên blockchain lớn hơn do Cosmos phát triển có thể chứa các thực thể khác – ví dụ, Iris-Hub, tập trung vào khách hàng doanh nghiệp và khách hàng Trung Quốc.
Chainlink
Chainlink là một mạng oracle phi tập trung. Nó cho phép dữ liệu được truy xuất từ các API ngoài mạng blockchain và được đưa vào blockchain. Nói cách khác, Chainlink đóng vai trò là cầu nối giữa các blockchains và tất cả cơ sở hạ tầng tồn tại ngoài mạng blockchain: các node Oracle nhận dữ liệu trong mạng thực, xử lý thông tin và đưa nó vào blockchain. Chainlink giống như SWIFT, một công ty hợp tác với hệ thống thanh toán và chuyển dữ liệu liên ngân hàng toàn cầu, được hầu hết các ngân hàng trên thế giới sử dụng.
Wanchain
Wanchain sử dụng một giao thức khác để tạo điều kiện chuyển dữ liệu giữa các mạng blockchain không được kết nối. Do đó, thay vì triển khai các vùng chốt hoặc các mạng blockchain tương tự, Wanchain tạo ra cái gọi là token “bọc” (wrapped token) có thể được giao dịch trên các blockchain khác.
Ví dụ: để chuyển 10 ETH sang chuỗi BTC, trước tiên nền tảng sẽ khóa số lượng ETH đó trên mạng Ethereum bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh, sau đó sẽ đúc 10 ETH được bọc Wanchain (WETH) trên Wanchain. Sau đó, những WETH này có thể được giao dịch lấy BTC được bọc bởi Wanchain (WBTC) trên một nền tảng giao dịch. Các WBTC được bóc thành các BTC ban đầu nằm trên mạng Bitcoin.
Quant
Không giống như các ví dụ đã đề cập ở trên, Quant không phải là một blockchain. Nó sử dụng giao thức Overledger, một lớp chạy trên các blockchains hiện có. Overledger bề ngoài cho phép các nhà phát triển tạo “MApps” – ứng dụng phi tập trung ( DApps ) sử dụng nhiều blockchains cùng lúc – chỉ trong “ba dòng code” và không có bất kỳ cơ sở hạ tầng bổ sung nào. Điều đó cho phép có nhiều lựa chọn hơn trong kỹ thuật blockchain. Ví dụ: một MApp có thể dựa vào mạng Ethereum để lưu trữ dữ liệu trong khi sử dụng Bitcoin Cash ( BCH ) để chuyển giá trị.
Hãy nhớ rằng đó không phải là những dự án duy nhất hướng tới việc thiết lập khả năng tương tác của blockchain. Ngoài ra còn có các dự án như Cardano , Aion, Icon, Ark, Bytum, Dragonchain và mạng Ferrum.
5. Hiện tại, các blockchain có thể tương tác với nhau không?
Câu trả lời ngắn gọn là không. Ít nhất là chưa. Các sàn giao dịch tiền điện tử vẫn là một nơi phổ thông đại diện cho khả năng tương tác trong không gian tiền điện tử. Nếu ai đó cần hoán đổi 10 ETH lấy BTC, rất có thể người đó sẽ sử dụng một nền tảng giao dịch tập trung. Hiện nay, nó là phương pháp phổ biến nhất – và là một phương pháp tương đối tiện lợi -. Tuy nhiên, nó có những nhược điểm lớn, bảo mật là yếu tố rõ ràng nhất (“bạn không nắm private key, không phải tiền của bạn” là một câu tục ngữ nổi tiếng mô tả lý do tại sao gửi tài sản của bạn vào ví nóng luôn tiềm ẩn rủi ro).
Do đó, mặc dù một số dự án đã và đang làm việc trên các dự án/giải pháp để tăng tính tương tác giữa các mạng blockchain, các mạng vẫn bị cô lập phần lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không gian blockchain vẫn còn tương đối mới và hầu hết các công ty khởi nghiệp nói trên đều đang ở giai đoạn đầu trong lộ trình của họ.
Bài viết được dịch từ https://cointelegraph.com/explained/blockchain-interoperability-explained đăng vào tháng 9, 2019
Nguồn: VBILab
Comments (No)